Last Updated on 24/04/2024 by Phong Đại
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, có rất nhiều loại đất phục vụ cho những ngành nghề, công việc khác nhau trong xã hội như đất công nghiệp, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất thổ cư. Một trong những ngành nghề phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng nhất hiện nay là công nghiệp. Để phục vụ cho hoạt động của lĩnh vực công nghiệp thì cần phải có đất. Vậy bạn đã biết gì về đất khu công nghiệp? Hãy cùng KCN Mỹ Thuận tìm hiểu loại bất động sản này trong bài viết bên dưới đây!
1. Hiểu đúng đất công nghiệp là gì?
Đất công nghiệp hay đất khu công nghiệp là loại đất dành riêng cho việc xây dựng cụm công nghiệp, khu sản xuất kinh doanh tập trung và khu chế xuất. Do tính chất đặc biệt mà đất khu công nghiệp có diện tích rộng lớn và được quy hoạch nằm cách xa khu dân cư.
Đây là nơi tập trung nhiều nhà máy và người lao động ở khắp nơi đổ về. Do đó, việc đầu tư bất động sản ở khu vực lân cận cũng là sự lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư.
2. Vai trò của đất công nghiệp với tình hình phát triển hiện nay?
Vai trò của đất công nghiệp với tình hình phát triển kinh tế (ảnh: KCN Mỹ Thuận – Nam Định )
Đất khu công nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển lĩnh vực công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung. Như đã biết, công nghiệp là một ngành đi đầu ở Việt Nam và không thể thiếu được.
Mỗi năm, nó đã và đang đóng góp rất lớn vào GDP chung của cả nước. Bên cạnh đó, nó còn góp phần vào công cuộc giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân. Không chỉ vậy, đất công nghiệp còn là một trong những nguồn nguyên liệu không thể thiếu cho việc các khu công nghiệp được xây dựng lên.
Đây cũng là nơi trồng những loại cây công nghiệp, hoặc thậm chí còn là nguyên liệu để cho các ngành nghề như công nghiệp gốm sứ phát triển mạnh mẽ và rộng rãi. Bên cạnh đó, đất công nghiệp còn góp phần sản xuất ra một khối lượng lớn của cải cho nền kinh tế Việt Nam như các loại dụng cụ và các loại nguyên vật liệu thông dụng.
3. Đặc điểm của đất công nghiệp là gì?
Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý rõ ràng và có điều kiện để phát triển tự nhiên cùng cơ sở hạ tầng, giao thông đồng bộ. Quyết định thành lập khu công nghiệp sẽ do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ đưa ra.
Điểm khác biệt lớn nhất của khu công nghiệp với điểm công nghiệp là không có dân cư sinh sống ở trong khu vực này. Nói một cách đơn giản hơn, khu công nghiệp sẽ độc lập và tách biệt với khu dân cư. Nó được xem là một trong những đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung. Còn điểm công nghiệp sẽ nằm cùng những khu dân cư sinh sống ở điểm đó.
Khu công nghiệp bao gồm nhiều xí nghiệp công nghiệp và cơ sở sản xuất có thể hợp tác sản xuất cao, hầu hết có quy mô tương đối lớn từ 50 đến vài trăm ha. Nơi đây cũng tập trung chủ yếu những doanh nghiệp chuyên sản xuất mặt hàng công nghiệp và tiêu dùng phục vụ trong nước, xuất khẩu với chi phí sản xuất thấp. Hơn nữa, Nhà nước cũng có nhiều chính sách ưu tiên để thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho khu công nghiệp phát triển bền vững trong tương lai gần.
Việc xây dựng và phát triển, mở rộng thêm những khu công nghiệp được xem là định hướng quan trọng, cũng như mang tính quyết định trong quá trình thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tương lai gần. Hơn nữa, khu công nghiệp cũng càng ngày càng khẳng định vai trò là nhân tố quan trọng hàng đầu thế giới để thúc đẩy nền kinh tế, xã hội phát triển.
4. Các loại hình đất công nghiệp ở Việt Nam
Các khu công nghiệp ở Việt Nam được phân chia ra thành nhiều nhóm và loại hình dựa trên những tiêu chí khác nhau. Để có thể hiểu rõ những loại hình này, người thu thập thông tin cần phải tổng hợp nhiều kiến thức chuyên sâu và dành nhiều thời gian mới tìm hiểu hết được nó.
4.1. Khu chế xuất
Khu chế xuất là khu công nghiệp rất đặc biệt, chỉ dành riêng cho việc sản xuất và chế biến sản phẩm phục vụ cho việc xuất khẩu ra nước ngoài. Hoặc là của những công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ở khu vực đó với nhiều ưu đãi và điều kiện khác nhau từ thuế, giá mặt bằng, đồng thời thủ tục hành chính cũng được đơn giản hóa. Hơn nữa, khu chế xuất có vị trí cùng ranh giới được xác định rõ ràng từ trước và có cơ sở hạ tầng hiện đại, hoàn thiện, không có dân cư sinh sống ở đây.
4.2. Khu liên hợp
Các xí nghiệp trong khu liên hợp sẽ được liên hợp hóa dây chuyền sản xuất và dây chuyền công nghệ để có thể bổ trợ cho nhau trong quá trình tạo ra sản phẩm cuối cùng. Ví dụ như khu công nghiệp tập trung vào nhà máy luyện kim và những công trình phụ trợ về máy móc, năng lượng, xây dựng, sử dụng chất phế thải.
4.3. Khu công nghiệp hỗn hợp nhiều ngành
Loại hình này sẽ tập trung vào những xí nghiệp thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau nhưng phải có những tính chất liên quan tới nhau và hợp tác chặt chẽ trong quá trình sản xuất.
4.4. Khu công nghiệp tổng hợp chuyên ngành
Khu công nghiệp tổng hợp chuyên ngành có điểm khác với khu công nghiệp hỗn hợp nhiều ngành là nó sẽ tập trung những xí nghiệp thuộc 1 hoặc 1 số ít ngành liên quan với nhau, và cùng sản xuất ra 1 loại sản phẩm. Chẳng hạn như xí nghiệp công nghiệp hóa dầu, công nghiệp hóa chất, công nghiệp cơ khí, thiết bị cơ khí, công nghiệp xây dựng với vật liệu xây dựng.
5. Lợi thế khi đầu tư đất công nghiệp
5.1. Có thể liên kết và phát triển những loại hình bất động sản khác
Phát triển khu công nghiệp cùng với một lượng lớn người lao động, chuyên gia đổ về làm nở rộ nhu cầu về nhà ở, dịch vụ. Vì vậy, tiềm năng kinh doanh khi đầu tư đất công nghiệp luôn hiện hữu, chẳng hạn như cho thuê nhà xưởng, mặt bằng, nhà trọ, văn phòng, cung ứng những dịch vụ như quán xá, nhà hàng,…
5.2. Đầu tư bài bản quy hoạch và hạ tầng
Quy hoạch dự án ở khu công nghiệp thường khá rõ ràng, minh bạch và hạ tầng được đầu tư đồng bộ. Với vị trí giao thông thuận lợi và gần đường lớn, việc đầu tư đất khu công nghiệp làm phân xưởng, nhà máy sẽ giúp chủ doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc đi lại, cũng như quản lý điều hành.
Thế nhưng, cũng không ngoại trừ trường hợp khách hàng mua đất khu công nghiệp gần nơi gần dân cư hoặc sau khi nhà máy đi vào hoạt động có thêm khu dân cư xung quanh vì quy hoạch sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Lý do là bởi ảnh hưởng của dự án đến người dân và làm phát sinh các vấn đề tranh chấp, kiện tụng.
5.3. Tiềm năng tăng giá của đất công nghiệp
Việc tập trung phát triển kinh tế công nghiệp và những lợi thế nói trên sẽ góp phần thay đổi vị thế của khu công nghiệp, dẫn đến thị trường nhà đất ở khu vực này có cơ hội tăng giá. Nhiều đất công nghiệp sau khi mua có thể chuyển đổi công năng thành nhà ở, khi đó giá trị đất sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Nếu hồ sơ pháp lý rõ ràng và đầy đủ, các nhà đầu tư có thể thế chấp dự án để vay vốn ngân hàng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
6. Rủi ro khi mua bán đất công nghiệp
Mua phải khu đất công nghiệp mập mờ về thông tin quy hoạch và chưa được cấp phép xây dựng hay chậm trễ đầu tư,… là rủi ro mà người mua có thể gặp phải nếu vội vàng “rót vốn” mà không kiểm tra thông tin kỹ càng. Rất nhiều trường hợp những khu đất công nghiệp được môi giới quảng cáo và tô vẽ cực kỳ hoành tráng nhưng thực tế lại không có tiềm năng phát triển, xung quanh chỉ là những khu đất hoang. Do đó, nếu nhà đầu tư đổ tiền vào những khu đất này sẽ rất dễ bị chôn vốn.